Sau 5 năm (2005-2010) triển khai thực hiện, tỉnh Sóc Trăng đã đạt được một số kết quả khả quan, đó là sự chuyển biến lớn trong cơ cấu kinh tế, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.
1/- Kết quả thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt 4.108tỷ đồng (giá cốn định 1994), đến năm 2010 đạt 7.475tỷ đồng, ước năm 2011 thực hiện 8.000tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 12,72%/năm. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước năm 2005 đạt 738tỷ đồng đến năm 2010 giảm còn 542tỷ đồng (giảm 196tỷ đồng so với năm 2005 nguyên nhân là do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện chủ trương cổ phần hoá chuyển sang loại hình công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp); khu vực kinh tế ngoài nhà nước năm 2005 đạt 3.369 tỷ đồng đến năm 2010 tăng lên7.175tỷ đồng (tăng 3.806tỷ đồng so với năm 2005), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là16,33%/năm; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2006 thực hiện 2,5 tỷ đồng đến năm 2010 đạt 3tỷ đồng (tăng0,5tỷ đồng so với năm 2006), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 5,64%/năm. Cơ sở sản xuất những năm qua cũng không ngừng tăng lên, nếu như năm 2005, toàn tỉnh có 5.888cơ sở, tạo việc làm ổn định cho34.179lao động thì đến năm 2010 tăng lên 6988cơ sở, tạo việc làm ổn định cho 49.057lao động (so với năm 2005 tăng1.100cơ sở và tăng 14.878lao động).
2/- Nhận xét đánh giá:
* Những mặt được:
Sau 5 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, địa phương đặc biệt là sự khắc phục khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, ngành công nghiệp có bước phát triển khá và đạt được những kết quả nhất định.Khu vực kinh tế Nhà nước có tỷ trọng giảm dần, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng tăng cao. Mặc dù, còn chịu tác động của cuộc khủng hoãng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới nhưng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm đều tăng và chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, thị trường trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng, nhất là đối với sản phẩm chế biến thủy sản. Trong 5 năm qua, có nhiều doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm ổn định cho người lao động và tăng thu nhập. Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước của ngành công nghiệp đã từng bước đi vào nề nếp; trong đó, công tác cải cách thủ tục hành chính được quan tâm thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
* Những mặt hạn chế, tồn tại:
Bên cạnh những kết quả đạt được, song sản xuất công nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế: một số doanh nghiệp do thiếu vốn đầu tư nên chậm đổi mới máy móc, thiết bị nên chi phí và giá thành sản xuất cao, làm giảm sức cạnh tranh; sản phẩm công nghiệp chưa đa dạng (ngoài ngành công nghiệp chế biến thủy sản, các sản phẩm khác có giá trị không đáng kể nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Bên cạnh, tình trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp tuy có bước khắc phục, nhưng tiến độ thực hiện còn chậm; một bộ phận doanh nghiệp, ý thức chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất chưa cao, hiện tượng vi phạm về môi trường còn thường xuyên xảy ra. Nhu cầu vốn đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh rất lớn và tăng nhanh theo từng năm, nhưng lãi suất cho vay cao nên doanh nghiệp và các hộ sản xuất cá thể gặp nhiều khó khăn; chất lượng nguồn lao động trong công nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định pháp luật chưa được các doanh nghiệp và hộ cá thể sử dụng lao động nghiêm túc thực hiện.
Tóm lại, với sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, của Tỉnh ủy và UBND tỉnh; với tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp, chắc chắn rằng trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo ngành công nghiệp của tỉnh Sóc Trăng sẽ đạt được những kết quả khả quan, góp phần cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh theo hướng tăng trưởng cao, ổn định và bền vững, tạo sự đột phá, chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa./.